Nội dung và mức chi đối với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Nội dung và mức chi đối với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp; cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp; chi mua sắm hiện đại hóa hệ thống quản lý: Thực hiện theo nội dung chi có liên quan quy định tại các khoản 1, 2, 3, 8 và 11 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg;
b) Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo;
c) Chi phí bảo quản, lưu trữ tài liệu có liên quan về bảo hiểm thất nghiệp;
d) Chi hỗ trợ cơ quan lao động-thương binh và xã hội, cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
đ) Đối với công chức, viên chức thường xuyên phải đi kiểm tra, xác minh hồ sơ đối tượng đăng ký thất nghiệp, hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại khu dân cư mà tự túc bằng phương tiện cá nhân và không thuộc phạm vi thanh toán chế độ công tác phí theo quy định, thì được hỗ trợ theo phương thức khoán tiền tự túc phương tiện (gồm tiền nhiên liệu, khấu hao xe và chi phí gửi xe) tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Mức khoán cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
e) Chi phí chuyển tiền chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại;
g) Chi hoạt động phối hợp kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp: Hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;
h) Chi thường xuyên hoạt động bộ máy của bộ phận nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, gồm: Chi tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương; chi quản lý hành chính;
i) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Chi phí thuê mướn; chi phí thực hiện hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên;
- Chi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài và đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do cấp có thẩm quyền quyết định;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi đối với tổ chức bảo hiểm thất nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 20/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?