Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) là gì?
Theo quy định tại Điều 31 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 11/2018/NĐ-CP ngày 16/01/2018 thì quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, giám sát việc sử dụng các quỹ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
2. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
3. Xây dựng dự thảo, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ ban hành.
4. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu và các lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định.
5. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Tổng công ty.
6. Quyết định sau khi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt về các nội dung tại khoản 7 Điều 24 Điều lệ này.
7. Trình Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của Tổng công ty.
8. Quyết định phương án huy động vốn, hợp đồng vay, cho vay, các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
9. Phê duyệt quy chế hoạt động của đơn vị trực thuộc phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
10. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh. Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật và mức lương hoặc thù lao của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên;
đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm;
e) Phê duyệt chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;
g) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ;
h) Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể;
i) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty.
11. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ như sau:
a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác với công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập;
c) Trường hợp can thiệp ngoài thẩm quyền của thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó;
d) Cá nhân chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại điểm c, khoản này phải liên đới cùng Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó;
đ) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đầu tư tăng giảm vốn, thu hồi vốn hoặc chuyển nhượng quyền mua, quyền góp vốn đầu tư vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp;
e) Quy định tiêu chuẩn, cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
g) Giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
h) Giao người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chuyển phần lợi nhuận, cổ tức được chia hoặc thu hồi vốn đầu tư về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia;
i) Yêu cầu người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện trong việc định hướng doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ để thực hiện các mục tiêu, chiến lược của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
k) Yêu cầu người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
l) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện phần vốn của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời thiếu sót, yếu kém của người đại diện.
12. Thực hiện kịp thời các biện pháp ngăn chặn nguy cơ mất an toàn về quản lý vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo kết quả giám sát nội bộ; thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra.
13. Báo cáo chủ sở hữu kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
14. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu; phê duyệt điều chỉnh kế hoạch nguồn sự nghiệp kinh tế phù hợp với kinh phí được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch.
15. Phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Tổng giám đốc nhằm phát huy tính chủ động trong hoạt động điều hành Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
16. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
17. Tổ chức hoạt động kiểm toán và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của pháp luật.
18. Quyết định Quy chế quản lý nội bộ, biên chế bộ máy quản lý của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, phương án tổ chức kinh doanh.
19. Quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Tổng giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm.
20. Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền.
21. Quản lý, điều hành Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của Bộ Giao thông vận tải.
22. Chịu trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải trong quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời Bộ Giao thông vận tải khi hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác.
23. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
24. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 11/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?