Mức đóng bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ được quy định cụ thể như sau:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng cho thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ bằng 4,5% mức lương cơ sở theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tiền đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.
Nghị định 105/2014/NĐ-CP cũng quy định mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động) bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản;
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
Người lao động trong thời gian đi lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm nếu không tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Trên đây là nội dung tư vấn về mức đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sỹ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?