Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động và người sử dụng lao động là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động và người sử dụng lao động trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế đối với công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên đang công tác, làm việc, học tập trong Bộ Quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu do Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
a) Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch, bậc và các Khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định), hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, đơn vị sử dụng lao động đóng 2/3, người lao động đóng 1/3;
b) Trong thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để Điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh;
c) Trong thời gian được cử đi học tập, công tác hoặc đi lao động tại nước ngoài thì không phải đóng BHYT; thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi; trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời Điểm tham gia BHYT được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục;
d) Trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT;
đ) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Trên đây là tư vấn về mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động và người sử dụng lao động trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?