Lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đối với hệ sinh thái cỏ biển
Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đối với hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như sau:
1. Đối với mẫu nước biển:
a) Đo đạc trực tiếp một số thông số chất lượng nước biển tại hiện trường;
b) Lấy mẫu nước biển: việc lựa chọn vị trí thu mẫu, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ bảo quản mẫu được thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy định hiện hành đảm bảo chất lượng mẫu, ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu.
Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu nước biển theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5998-1995 về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu nước biển.
2. Đối với mẫu trầm tích:
a) Sử dụng thiết bị bứng mẫu hay thiết bị core lấy mẫu trầm tích chuyên dụng để lấy mẫu;
b) Mẫu trầm tích thu thập cần được đặt trong túi nhựa có dán nhãn cùng với nước biển.
3. Đối với mẫu cỏ biển: lấy mẫu phục vụ việc xác định loài cỏ biển, sinh khối của thảm cỏ biển theo nguyên tắc sau:
a) Mẫu cỏ biển chỉ được thu thập đối với khu vực được khảo sát lần đầu hoặc đối với loài cỏ biển chưa được xác định chắc chắn;
b) Mẫu cỏ biển thu thập cần được đặt trong túi nhựa có dãn nhãn cùng nước biển (nhãn không thấm nước). Chọn các mẫu đại diện cho trạm thu mẫu, đảm bảo có đủ các bộ phận: rễ, thân, lá; thu thập mẫu vật có cả hoa và quả (nếu có); sử dụng dao lặn để lấy mẫu cỏ biển.
4. Đối với mẫu sinh vật (thực vật phù du, động vật phù du; nguồn giống, trứng cá, cá con; giun nhiều tơ; thân mềm; giáp xác; da gai; cá): việc lấy mẫu tiến hành như sau:
a) Lặn quan sát trực tiếp, kết hợp với thiết bị quay phim, chụp ảnh dưới nước để nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển;
b) Dùng các loại lưới cho thu thập mẫu sinh vật phù du, nguồn giống, sàng, cuốc cho sinh vật đáy bảo đảm phù hợp với các quy định về bảo vệ thảm cỏ biển.
5. Xử lý và bảo quản mẫu tại hiện trường
a) Đối với mẫu nước:
- Lựa chọn vị trí thu mẫu trên tàu thuyền đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu;
- Bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành, quy định tại bảng 4.2, Điểm a) Khoản 4 Điều 23 của Thông tư này;
b) Đối với mẫu trầm tích hay đất nền đáy thảm cỏ biển:
Việc xử lý ban đầu đối với mẫu trầm tích hay đất nền đáy thảm cỏ biển được thực hiện theo những yêu cầu về chỉ tiêu phân tích quy định tại bảng 4.3 Điểm b) Khoản 4 Điều 23 của Thông tư này;
c) Đối với mẫu cỏ biển:
- Mẫu cỏ biển phải được xử lý trong khoảng thời gian tối đa là 2 giờ đồng hồ sau khi thu mẫu. Trường hợp không thể xử lý mẫu cỏ trong thời gian trên thì phải tiến hành bảo quản lạnh mẫu cỏ biển, thời gian bảo quản lạnh không quá 2 ngày;
- Xử lý tách riêng mẫu đối với từng Quadrat;
- Rửa mẫu thực vật thu được từ Quadrat bằng nước sạch, để nơi thoáng khí, sử dụng dung dịch bảo quản để cố định mẫu.
- Xử lý mẫu cỏ biển để xác định sinh khối bằng cách kết hợp tất cả các mẫu cỏ của cùng một loại cỏ thu được từ 4 Quadrat của mỗi trạm thu mẫu; sau đó chọn 50 nhánh cỏ mẫu cho mỗi loại cỏ biển (tức là mỗi nhánh cỏ mẫu trong 50 nhánh cỏ mẫu này thuộc một loại cỏ biển duy nhất);
Trường hợp thảm cỏ biển điều tra khảo sát thưa thớt hoặc có độ che phủ thấp, chọn 10 nhánh cỏ mẫu cho mỗi loại cỏ biển;
d) Đối với mẫu sinh vật: sử dụng hóa chất (cồn, formalin, lugol) để cố định mẫu sinh vật. Mẫu sinh vật sau khi cố định được đựng trong các thùng chuyên dụng và bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
6. Kiểm tra và nghiệm thu kết quả tại thực địa:
a) Khi kết thúc lấy mẫu, trưởng nhóm khảo sát kiểm tra chất lượng từng công đoạn do đội tiến hành;
b) Lập biên bản kiểm tra nghiệm thu kết quả tại thực địa;
c) Hoàn thiện nhật ký và sổ ghi chép về hệ sinh thái cỏ biển.
7. Thu thiết bị khảo sát khỏi vùng điều tra, khảo sát, làm sạch thiết bị thu mẫu; kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị, chuẩn bị nguyên vật liệu mới, lưu kho dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho lần lấy mẫu tiếp theo.
8. Vận chuyển mẫu: sau khi mẫu được đưa lên tàu, tiến hành mô tả mẫu, chia mẫu vào các túi, ghi các phiếu ký hiệu, bọc kỹ và đánh dấu các mẫu. Tiến hành bảo quản và vận chuyển mẫu đến nơi phân tích theo các quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung quy định về việc lấy các loại mẫu, xử lý và bảo quản mẫu đối với hệ sinh thái cỏ biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?