Trình tự, nội dung các bước tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển, đất ngập nước vùng ven biển, hải đảo
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì trình tự, nội dung các bước tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo được quy định như sau:
1. Trình tự tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo:
a) Công tác chuẩn bị;
b) Tiến hành điều tra, khảo sát;
c) Đo đạc mực nước biển phục vụ việc tính toán nghiệm triều;
d) Tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra, khảo sát thực địa và giao nộp sản phẩm điều tra, khảo sát;
đ) Đánh giá hiện trạng;
e) Xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng;
g) Biên tập bản đồ;
h) Hội thảo, chỉnh lý và nghiệm thu;
i) Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, in, sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm.
2. Công tác chuẩn bị bao gồm các bước công việc sau:
a) Nhận nhiệm vụ điều tra khảo sát;
b) Nghiên cứu nhiệm vụ điều tra khảo sát, lập danh mục thông tin, dữ liệu tư liệu, bản đồ, hải đồ (sau đây gọi tắt là thông tin, dữ liệu) cần thu thập liên quan đến những nội dung chính của nhiệm vụ, gồm:
- Các thông tin, dữ liệu cần thu thập để thực hiện các dạng công việc đối với đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;
- Các thông tin, dữ liệu cần thu thập để thực hiện các dạng công việc đối với hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển vùng ven biển và hải đảo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
c) Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu theo danh mục đã lập;
d) Rà soát, đánh giá hiện trạng thông tin, dữ liệu; xây dựng nội dung điều tra, khảo sát thực địa để thu thập bổ sung thông tin, dữ liệu còn thiếu;
đ) Xác định trên bản đồ, hải đồ ranh giới, diện tích vùng điều tra khảo sát; sơ bộ xác định các yếu tố, đặc trưng, khu vực cần tập trung điều tra nhằm đánh giá đặc điểm, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
e) Lập kế hoạch, phương án, lộ trình thực địa thu thập, điều tra khảo sát theo từng ngày làm việc, bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng và thời gian dự kiến điều tra khảo sát;
g) Xây dựng phương án bố trí nhân lực, máy móc, trang thiết bị và phương án di chuyển phù hợp với lộ trình dự kiến;
h) Chuẩn bị nhân lực, vật tư, dụng cụ, trang thiết bị (bao gồm cả trang bị bảo hộ lao động, thuốc và vật tư y tế), máy móc; kiểm chuẩn, kiểm định và thử nghiệm các máy móc thiết bị phục vụ công tác điều tra, khảo sát;
i) Chuẩn bị phương tiện vận chuyển, điều tra khảo sát, bao gồm ô tô, xe máy phục vụ di chuyển trên cạn, tàu, thuyền phù hợp với nội dung công việc và điều kiện cụ thể của khu vực tiến hành điều tra khảo sát;
k) Chuẩn bị các loại sổ thực địa, nhật ký điều tra, mẫu phiếu điều tra, công lệnh, giấy giới thiệu;
l) Đóng gói thiết bị, tài liệu, vật tư, dụng cụ để phục vụ cho công tác vận chuyển tới nơi tập kết điều tra;
m) Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và học tập nội quy an toàn lao động cho cán bộ điều tra;
n) Liên hệ chính quyền địa phương, cơ quan biên phòng để xin phép điều tra, khảo sát; nắm bắt tình hình, diễn biến thời tiết, thủy triều và các yếu tố khí tượng thủy hải văn khác trong thời gian dự kiến tiến hành điều tra khảo sát của khu vực thực địa;
o) Các công tác chuẩn bị khác.
3. Đối với công tác tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng, nội dung các bước công việc được quy định cụ thể tại các mục tương ứng với các dạng công việc quy định tại Chương 2 của Thông tư này.
4. Đối với công tác đo đạc mực nước biển phục vụ việc tính toán nghiệm triều, trình tự, nội dung các bước công việc thực hiện theo các quy định kỹ thuật hiện hành về đo đạc, quan trắc các yếu tố khí tượng, hải văn.
5. Đối với công tác tổng hợp, chỉnh lý, hoàn thiện kết quả điều tra, khảo sát thực địa và giao nộp sản phẩm điều tra, khảo sát, nội dung các bước công việc bao gồm:
a) Hoàn thiện các tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực địa, gồm: phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra, sơ đồ, bản đồ, hải đồ và các tài liệu điều tra khác;
b) Chỉnh lý, tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra, khảo sát;
c) Số hóa kết quả điều tra, khảo sát;
d) Xây dựng các biểu, bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực địa;
đ) Xây dựng báo cáo quá trình điều tra, khảo sát thực địa; báo cáo thuyết minh các kết quả điều tra, khảo sát; báo cáo phân tích các loại mẫu;
e) Bàn giao sản phẩm, bao gồm:
- Bản đồ, sơ đồ, ảnh các loại phục vụ xây dựng và thực hiện các tuyến trình điều tra, khảo sát thực địa;
- Bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực địa; số liệu đo đạc ngoài hiện trường; kết quả phân tích các loại mẫu;
- Báo cáo quá trình điều tra, khảo sát thực địa; báo cáo thuyết minh các kết quả điều tra, khảo sát; báo cáo phân tích các loại mẫu;
- Ảnh chụp, phim, băng ghi âm; phiếu điều tra, nhật ký điều tra, các tài liệu điều tra thực địa khác.
6. Đối với công tác xây dựng báo cáo đánh giá hiện trạng, nội dung các bước công việc bao gồm:
a) Xây dựng báo cáo đánh giá theo chuyên đề;
b) Xây dựng báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng;
c) Xây dựng báo cáo định hướng, đề xuất giải pháp, biện pháp khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, tăng cường công tác quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo.
7. Đối với công tác biên tập bản đồ nội dung các bước công việc bao gồm:
a) Chuẩn bị bản đồ nền và các nội dung thông tin cần đưa lên bản đồ:
- Chuẩn bị bản đồ nền và nhân sao bản đồ;
- Đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý lên bản đồ, bản sao bản đồ nền;
- Tổng hợp thông tin, số liệu đã điều tra thực địa để đưa lên bản đồ;
- Lập kế hoạch biên tập bản đồ;
b) Thành lập bản đồ:
- Xác định chi tiết các nội dung cần thể hiện trên bản đồ;
- Quy định chỉ tiêu tổng quát hóa nội dung, xây dựng các mẫu bố cục, mẫu bản chú giải, mẫu màu sắc, mẫu ký hiệu, mẫu chữ ghi chú;
- Xử lý thông tin, số liệu, tài liệu đã có;
- Phân tích chọn các chỉ tiêu biểu thị;
- Quét và số hóa bản đồ;
- Biên tập nội dung bản đồ số;
- In phun, kiểm tra, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm bản đồ số;
- Ghi bản đồ lên đĩa CD.
8. Đối với công tác hội thảo, chỉnh lý và nghiệm thu, nội dung các bước công việc, bao gồm:
a) In, phô tô sản phẩm dự án; biên tập, in các tài liệu phục vụ hội thảo;
b) Lấy ý kiến chuyên gia về sản phẩm;
c) Tổ chức hội thảo;
d) Chỉnh lý sản phẩm và hồ sơ dự án.
9. Đối với công tác kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm, in, sao, lưu trữ và giao nộp sản phẩm, nội dung các bước công việc, bao gồm:
a) Rà soát, kiểm tra, hoàn thiện toàn bộ sản phẩm và hồ sơ dự án;
b) Ghi sản phẩm ra đĩa CD, nhãn đĩa sản phẩm; nhân bộ sản phẩm;
c) In ấn, đóng gói sản phẩm đối với các báo cáo, bản đồ; nhân bộ;
d) Vận chuyển, giao nộp sản phẩm.
Trên đây là nội dung quy định về trình tự, nội dung các bước tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?