Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai

Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Bảo Long hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu về công việc trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 7 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (có hiệu lực từ ngày 20/02/2018), theo đó: 

1. Khi thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại Văn phòng người tham gia thường trực được nghỉ giải lao tối thiểu 45 phút vào ban ngày và 60 phút vào ban đêm tính vào thời giờ thường trực. Trong thời gian nghỉ giải lao, người lao động không được rời khỏi nơi thường trực.

2. Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sử dụng hoặc huy động người lao động thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ phải bố trí nơi ăn, nghỉ theo chế độ và quy định hiện hành cho người lao động.

3. Chi phí cho chế độ thường trực và bảo đảm ăn, nghỉ tại chỗ cho người lao động được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên hoặc các nguồn ngân sách hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai của Cơ quan, tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trên đây là tư vấn về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp mới nhất về Thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp Pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi hằng tuần của người lao động làm các công việc gia công theo đơn đặt hàng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời giờ làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép mới nhất 2023? Một năm người lao động được nghỉ phép có lương bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ? Sử dụng người lao động quá thời gian làm thêm bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 của các cơ sở giáo dục năm 2023 tại thành phố Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ nghỉ ngơi của lao động
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi?
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Hỏi đáp pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời giờ nghỉ ngơi
Thư Viện Pháp Luật
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời giờ nghỉ ngơi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào