Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu của bảo hiểm xã hội Việt Nam
Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu của bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 31 Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
- Trên cơ sở thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của đối tượng thanh tra; yêu cầu đối tượng được thanh tra giải trình những vấn đề chưa rõ và tiến hành lập biên bản làm việc (Mẫu số 03/BB-TT) theo từng nội dung liên quan đến nội dung thanh tra.
- Khi làm việc với đối tượng thanh tra hoặc tiến hành kiểm tra xác minh, thu thập chứng cứ tối thiểu phải có 02 thành viên trong Đoàn thanh tra và thực hiện trong giờ hành chính tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc nơi tiến hành kiểm tra xác minh. Trường hợp cần thiết phải làm việc ngoài giờ hành chính với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thì báo cáo Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Nội dung làm việc với đối tượng thanh tra phải được ghi nhận bằng biên bản làm việc (Mẫu số 03/BB-TT) giữa các bên.
- Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra cần phải làm việc, kiểm tra, xác minh để việc đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác của thông tin, tài liệu, hồ sơ mà có liên quan đến tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng thanh tra thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo và phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn. Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin tài liệu nói trên phải được thể hiện bằng biên bản. Biên bản làm việc, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ (Mẫu số 04/BB-TT) phải ghi rõ: Thành phần, thời gian, địa điểm và những vấn đề liên quan của người cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ xác minh.
- Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thực hiện sai quy định của cơ quan nhà nước, cản trở đến hoạt động thanh tra, không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, kịp thời tài liệu, hồ sơ, dữ liệu thì thành viên Đoàn thanh tra kịp thời báo cáo với Trưởng đoàn, tiến hành thu thập chứng cứ theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định và phải tiến hành lập biên bản về việc sai phạm (Mẫu số 03/BB-TT). Biên bản phải ghi rõ nội dung, tính chất, mức độ để làm cơ sở cho việc xem xét, xử lý. Khi phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn phải báo cáo ngay người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?