Dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án tài nguyên môi trường

Dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án tài nguyên môi trường được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thư hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án tài nguyên môi trường được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án tài nguyên môi trường được quy định tại Mục III Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực ngày 06/02/2018), theo đó: 

1. Dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án theo mức quy định tại phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

Đối với nhiệm vụ, dự án theo quy định của cấp có thẩm quyền lập báo cáo tổng kết bao gồm có lập các loại tài liệu, bản vẽ chuyên môn có liên quan đến báo cáo, các nội dung khác (nếu có) thì được tính thêm kinh phí của các nội dung có liên quan trên theo khối lượng công việc và chế độ chi tiêu hiện hành.

2. Riêng lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (bao gồm các khoản chi phí thu thập tài liệu bổ sung, chỉnh lý, tổng hợp tài liệu trong phòng và viết báo cáo kết quả thực hiện dự án; thành lập các loại tài liệu, bản vẽ chuyên môn liên quan đến báo cáo cho đến khi hoàn thành sản phẩm để nộp vào lưu trữ nhà nước theo quy định) lập dự toán như sau:

a) Đối với nhiệm vụ, dự án có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Dự toán lập báo cáo tổng kết tính trên cơ sở khối lượng nhân (x) đơn giá dự toán.

b) Đối với nhiệm vụ, dự án chưa có định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá dự toán: Dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết tính theo tỷ lệ % trên chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án, cụ thể như sau:

Loại công việc

Chi phí thực hiện nhiệm vụ, dự án (tỷ đồng)

≤ 3

5

10

15

20

30

35

40

45

50

Nhóm I

7,93

7,14

6,03

4,00

2,75

2,08

1,75

1,42

1,16

1,00

Nhóm II

7,93

6,43

6,03

3,20

2,20

1,67

1,40

1,13

0,93

0,80

Nhóm III

3,00

2,63

2,50

2,40

1,65

1,25

1,05

0,85

0,69

0,60

Phân loại công việc của nhiệm vụ, dự án quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực ngày 06/02/2018), theo đó:

1. Quản lý đất đai

- Nhóm II: Điều tra, đánh giá đất đai theo định kỳ và theo chuyên đề; lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Nhóm III: Tổng hợp, thống kê đất đai, kiểm kê đất đai; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất, xác định giá đất, lập bản đồ giá đất; đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động đất đai; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Đo đạc và bản đồ

- Nhóm I: Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia; thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

- Nhóm II: Lập bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng; đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

- Nhóm III: Lập bản đồ hành chính; xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống không ảnh chuyên dụng; hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ, địa giới hành chính; thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.

3. Địa chất và khoáng sản

- Nhóm I: Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất.

- Nhóm II: Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng; điều tra địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và các chuyên đề về địa chất, khoáng sản; thăm dò một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội; khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

- Nhóm III: Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lưu trữ, quản lý thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thông tin khoáng sản; tiếp nhận bảo quản và trưng bày mẫu vật địa chất, khoáng sản.

4. Tài nguyên nước

- Nhóm II: Điều tra, đánh giá tài nguyên nước; điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải vào nguồn nước.

- Nhóm III: Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước; kiểm kê tài nguyên nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra; các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông; lập quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước.

5. Biển và Hải đảo

- Nhóm II: Điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo; các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

- Nhóm III: Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo; quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; điều tra, đánh giá, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo; thiết lập và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

6. Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu

- Nhóm II: Điều tra, khảo sát bổ sung thông tin, dữ liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn.

- Nhóm III: Hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, truyền thông tin thiên tai; giám sát biến đổi khí hậu; xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu; các nội dung khác về khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu.

7. Viễn thám

Nhóm III: Giám sát tài nguyên, thiên tai bằng công nghệ viễn thám; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám.

8. Đa dạng sinh học

Nhóm III: Các nhiệm vụ chi về đa dạng sinh học; riêng chi hoạt động của Ban quản lý khu bảo tồn theo cơ chế tài chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

9. Các nhiệm vụ chi khác

Nhóm III: Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên; thống kê chỉ tiêu về tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường); ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên theo quy định của các pháp luật chuyên ngành (nếu có); xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá; các nhiệm vụ chi khác về tài nguyên môi trường (nếu có).

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện lớn hơn 50 tỷ đồng, thì cứ 01 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,015 của phân tăng thêm.

Đối với nhiệm vụ, dự án có chi phí thực hiện nằm trong các khoảng của hai giá trị quy định trong bảng trên được tính theo phương pháp nội suy như điểm b khoản 1 phần I nêu trên.

Trên đây là tư vấn về dự toán chi phí lập báo cáo tổng kết nhiệm vụ, dự án tài nguyên môi trường. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 136/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Tắt đèn từ 20h30 ngày 25/3/2023 để hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất? Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023 có chủ đề là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệt độ cầu ướt (Wet bulb globe temperature - WBGT) là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí và chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về tài nguyên nước?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý về môi trường?
Hỏi đáp pháp luật
Việc xử lý, thẩm định hồ sơ hành chính trực tuyến của Bộ tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện trả kết quả dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Quyền của tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên môi trường
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên môi trường
Thư Viện Pháp Luật
373 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài nguyên môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào