Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang muốn tìm hiểu một số nội dung quy định liên quan đến nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu có một vài nội dung tôi chưa rõ lắm. Chính vì thế, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bao gồm những nghề, công việc nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Tuấn Kiệt (kiet***@gmail.com)

Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục 7 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc

 

Điều kiện lao động loại IV

1

Lái máy nông nghiệp

- Tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

2

Khai hoang,làm đất, trồng, chăm sóc cây rừng và cây công nghiệp.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và các vi sinh vật gây bệnh.

3

Tuần tra và bảo vệ sản phẩm nông, lâm nghiệp chưa thu hoạch.

- Làm việc ngoài trời, phải đi lại trong suốt ca làm việc, không kể ngày đêm và thời tiết, tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

4

Thu hoạch sản phẩm nông, lâm nghiệp.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

5

Chế biến chè xanh và chè đen.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

6

Cân, trộn và đóng chè vào thùng.

- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi và nóng.

7

Sản xuất hương liệu chè.

- Chịu tác động của nóng, bụi, khí CO, CO2 và các chất gây kích thích niêm mạc mắt, tai, mũi và họng.

8

Cấp nguyên liệu vào máy xay xát bằng thủ công.

- Lao động thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ rất cao.

9

Vận chuyển, bốc xếp thóc gạo, bột mì trong nhà máy.

- Lao động thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bụi và ồn.

10

Sàng tạp chất của nguyên liệu xay xát

- Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

11

Ủ lúa mì.

- Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và khí CO2.

12

Nghiền bột mì.

- Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

13

Xay xát & đánh bóng gạo xuất khẩu.

- Chịu tác động của ồn cao, bụi,căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh tâm lý.

14

Sàng, phân loại, tách màu hạt gạo.

- Chịu tác động của rung, bụi và ồn cao.

15

Sản xuất đường glucoza

- Nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động của nóng, bụi, ồn cao và các chất hoá học.

16

Rửa thùng đựng đường.

- Lao động thủ công ngoài trời,tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với hoá chất tẩy dầu mỡ.

17

Vận chuyển, bốc vác và cào mía.

- Làm việc ngoài trời, công việc thủ công,nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, bẩn.

18

Vận hành máy cẩu tháp trong nhà máy đường.

- Làm việc trên cao, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn.

19

Vận hành hệ thống xé tơi và ép mía.

- Chịu tác động của nóng, ồn cao.

20

Bơm, cân nước mía, mật chè & gia nhiệt trung hoá, bốc hơi.

- Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và nhiệt độ cao.

21

Vận hành hệ thống nẫu đường, trợ tinh và hồi dung.

- Chịu tác động của ồn, nhiệt độ cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

22

Lọc ép, lọc túi và ly tâm đường mía.

- Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và ồn.

23

Đốt xông lưu huỳnh.

- Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của hơi khí độc và nóng.

24

Vận hành lò hơi và tuốc bin máy phát điện trong nhà máy đường.

- Chịu tác động của nhiệt độ cao, ồn, bụi và khí CO2.

25

Nuôi và chăm sóc lợn.

- Lao động thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc ẩm ướt, hôi thối, tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh.

26

Chăm sóc, theo dõi sinh lý, sinh sản tâm lý, và thụ tinh nhân tạo cho ngựa giống.

- Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và vi sinh vật gây bệnh.

27

Ấp trứng, chọn trống, mái gia cầm.

- Nơi làm việc chật hẹp, ngột ngạt, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi, tiếp xúc với nấm và vi sinh vật gây bệnh.

28

Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại giống gia cầm

-Làm việc trong môi trường bụi, bẩn,hôi thối công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều loại nấm và vi sinh vật gây bệnh.

Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
897 lượt xem
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào