Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu da cá sấu đã qua xử lý (nhuộm)

Công ty cần nhập khẩu mặt hàng da cá sấu đã qua xử lý (nhuộm màu) từ Singpapore. Sản phẩm này được chúng tôi nhập về để làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất ra các thành phẩm từ da cá sấu, vui lòng tư vấn giúp công ty thủ tục nhập khẩu mặt hàng trên về VN?

- Căn cứ Điều 11 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông quy định:

Điều 11. Nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc các Phụ lục CITES

1. Cấm nhập khẩu

Nghiêm cấm nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.

2. Nhập khẩu có giấy phép

a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên chỉ được nhập khẩu cho mục đích phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích lợi nhuận, trao trả mẫu vật giữa Cơ quan Quản lý CITES các nước.

b) Mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo, mẫu vật quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ II và III của Công ước CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.

- Căn cứ điểm 9 Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Một loài được đưa vào Phụ lục thì tất cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng cũng nằm trong Phụ lục đó, trừ khi có chú giải cụ thể. Dấu (#) đứng trước các số đặt cùng hàng tên của một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III được dùng để xác định các bộ phận hoặc dẫn xuất của loài thực vật được quy định là ‘mẫu vật’ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước theo Điều I, Khoản b, Điểm iii”.

Theo Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì “Bộ cá sấu” vừa thuộc phụ lục I CITES và phụ lục II CITES. Do đó, công ty cần xác định da cá sấu nhập khẩu có nguồn gốc từ bộ cá sấu thuộc phụ lục I CITES hay phụ lục II CITES để thực hiện. Trường hợp da cá sấu của các bộ cá sấu thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc tự nhiên thì không được nhập khẩu. Trường hợp da cá sấu của các bộ cá sấu thuộc phụ lục I CITES có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo hoặc da cá sấu của các bộ cá sấu thuộc phụ lục II CITES thì khi nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan quản lý CITES.

Về hồ sơ, thủ tục nhập khẩu: Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
981 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào