Chế độ hưởng khi đóng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục

Quyền lợi của người đóng BHYT 5 năm liên tục được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi mới tham gia BHYT theo diện hộ gia đình. Tôi có nghe nhiều người đề cập đến việc hưởng quyền lợi ưu tiên khi có thời gian đóng BHYT liên tục 5 năm, tuy nhiên tôi không rõ quy định này cụ thể ra sao, để được hưởng chế độ này thì người tham gia BHYT phải đáp ứng những điều kiện gì và mức hưởng là bao nhiêu? Rất mong các chuyên gia giải đáp giúp tôi vấn đề này để tôi nắm rõ. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào. Lương Thanh Tuyến (tuyen***@gmail.com)

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, sửa đổi, bổ sung Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 thì khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

- Như vậy, theo quy định này thì về chế độ, quyền lợi của chế độ BHYT 5 năm liên tục là người bệnh được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh mà không phải cùng chi trả với BHYT như thời điểm chưa đủ 5 năm.

- Về điều kiện, khi đi khám, chữa bệnh bằng BHYT, người bệnh xuất trình Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm là sẽ được áp dụng chế độ này. Và để được cấp giấy chứng nhận thì người tham gia phải đáp ứng hai điều kiện bao gồm: có 5 năm liên tục tham gia BHYT và  có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.  

Để hiểu được “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” là gì, trước tiên, ta nên hiểu về nguyên tắc “cùng chi trả”. Tiền khám, chữa bệnh được chi trả theo nguyên tắc cùng chi trả nghĩa là bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả một phần và người khám chữa bệnh cũng sẽ phải chi trả một phần. Khi đã được cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm, nguyên tắc cùng chi trả sẽ không tiếp tục áp dụng trong năm đó, tức người đi khám chữa bệnh sẽ không cần tiếp tục cùng với bảo hiểm xã hội chi trả các chi chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.

Cơ quan chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận là cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ đề nghị cấp bao gồm:

-Bản chính các hóa đơn chi trả.

-Biên lai thu tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đầu năm.

-Thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng.

Để minh họa cho quyền lợi mà người tham gia BHYT được hưởng, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi lấy một ví dụ minh họa như sau:

Một người điều trị ung thư có tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT là 300 triệu đồng/năm khi chưa đủ điều kiện được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí KCB BHYT tương ứng với 60 triệu đồng. Nếu họ đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” sẽ không phải cùng chi trả 60 triệu đồng này nữa mà tổng chi phí điều trị sẽ do BHYT chi trả.

- Chế độ 5 năm liên tục áp dụng cho những đối tượng tham gia BHYT nào: Thời điểm đủ 5 năm liên tục được áp dụng đối với các trường hợp người tham gia BHYT có mức hưởng 95%, 80% chi phí KCB BHYT.

Bạn lưu ý để khi đảm bảo hội đủ 2 điều kiện trên, đến cơ quan BHXH nơi tham gia xin giấy chứng nhận đủ điều kiện. Sau đó, những lần khám chữa bệnh khác trong năm chỉ cần đưa giấy chứng nhận trên là được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh. Quy định này sẽ được tính theo năm dương lịch.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về chế độ hưởng BHYT khi đóng liên tục 5 năm. Để nắm rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và các văn bản liên quan.

Trân trọng!

Hưởng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Hưởng bảo hiểm y tế
Hỏi đáp pháp luật
Quỹ bảo hiểm y tế chi trả những gì khi người tham gia bảo hiểm y tế nhiễm HIV?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng Bảo hiểm y tế số 4 năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người được tăng mức hưởng bảo hiểm y tế mà không cần cấp đổi thẻ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi có giấy chuyển tuyến là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định kê đơn thuốc sau điều trị nội trú cho người bệnh BHYT năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám thai trong trường hợp nào không được hưởng bảo hiểm y tế?
Hỏi đáp pháp luật
Đặt vòng tránh thai có được hưởng BHYT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Đi khám bệnh vào ngày lễ, tết có được BHYT chi trả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
06 trường hợp đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hưởng bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
435 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hưởng bảo hiểm y tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hưởng bảo hiểm y tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào