Việc thôi làm hòa giải viên được quy định như thế nào?
Việc thôi làm hòa giải viên được quy định tại Điều 11 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 cụ thể như sau:
- Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Theo nguyện vọng của hòa giải viên;
+ Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật này;
+ Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật này hoặc không có điều kiện tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.
- Trường hợp thôi làm hòa giải viên quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ trưởng tổ hòa giải đề nghị Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.
Trường hợp thôi làm hòa giải viên đối với tổ trưởng tổ hòa giải thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên.
- Quyết định thôi làm hòa giải viên được gửi Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thôi làm hòa giải viên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
- Việc đình chỉ và thu hồi giấy phép hành nghề khám bệnh chữa bệnh sẽ thuộc về ai?
- Đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng phải nộp lại Huy hiệu Đảng có đúng không?
- Đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng thì có được xét tặng Huy hiệu Đảng hay không?
- Đảng viên có được xét tặng huy hiệu Đảng sớm khi bị bệnh không?