Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn
Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn được quy định tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2014/BGTVT về Sơn tín hiệu trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay như sau:
a. Mục đích: Tăng cường thêm vạch sơn tín hiệu đường tim đường lăn đoạn trước sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC, trợ giúp cho phi công quan sát được tàu bay sắp đến vị trí dừng chờ lên đường CHC.
b. Vị trí: Đường tim đường lăn phải được sơn tăng cường một đoạn 47 m trước sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC, được thể hiện trên Hình 14. Phần của đường tim đường lăn giữa sơn tín hiệu vị trí chờ lên đường CHC và đường CHC không được làm tăng cường.
c. Màu sắc: Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn có màu vàng. Chỉ số về màu sắc được quy định cụ thể tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
d. Đặc tính: Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn gồm hai đường song song nét đứt nằm đối xứng qua tim đường lăn mà nó tăng cường, được thể hiện trên Hình 14. Mô hình tiêu chuẩn gồm 12 bộ dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đầu tiên cách vệt sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC 0,9 m. Chiều dài mỗi dấu gạch ngang là 3 m, chiều rộng là 0,15 m và khoảng cách giữa các dấu gạch ngang 1 m. Tổng chiều dài của sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn là 47 m.
- Nếu sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn cắt ngang vị trí dừng chờ khác lên đường CHC (như đối với đường CHC tiếp cận chính xác CAT II, CATIII) trong phạm vi 47 m, tính từ vạch sơn vị trí dừng chờ đầu tiên lên đường CHC, thì sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn phải gián đoạn trước và sau vạch sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC bị giao cắt một khoảng cách là 0,9 m. Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn phải tiếp tục đi qua ra ngoài vạch sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC bị giao cắt với một khoảng cách tối thiểu là 03 dấu gạch ngang hoặc là 47 m, tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn, được thể hiện trên Hình 14(B).
- Nếu sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn đi qua nút giao đường lăn với đường lăn trong phạm vi 47 m, tính từ vạch sơn vị trí dừng chờ lên đường CHC, thì sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn phải gián đoạn trước và sau điểm giao nhau giữa đường tim đường lăn giao cắt với đường tim đường lăn được làm tăng cường một khoảng cách là 1,5 m. Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn phải tiếp tục đi qua ra ngoài nút giao cắt nhau với một khoảng cách tối thiểu là 03 dấu gạch ngang hoặc là 47 m, tính từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc của sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn, được thể hiện trên Hình 14(C).
- Ở nơi có hai đường tim đường lăn hội tụ trước sơn vị trí dừng chờ lên đường CHC, chiều dài của dấu gạch nằm trong phạm vi đường lăn có sơn tín hiệu vị trí dừng chờ lên đường CHC không được nhỏ hơn 03 m, được thể hiện trên Hình 14(D).
- Ở nơi có hai vạch sơn vị trí dừng chờ lên đường CHC đối diện nhau và khoảng cách giữa hai vạch sơn đó nhỏ hơn 94 m, thì sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn nối liền giữa 02 vạch sơn vị trí dừng chờ. Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn không kéo dài ra ngoài mỗi một vạch sơn vị trí dừng chờ lên đường CHC, được thể hiện trên Hình 14(E).
Hình 14 - Sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn
Trong đó:
- CHC: cất hạ cánh.
- CAT: cấp.
Trên đây là nội dung quy định về sơn tín hiệu tăng cường cho đường tim đường lăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại QCVN 79:2014/BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?