Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?

Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Anh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 15 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, cụ thể như sau:

1. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của toàn thành phố và từng đô thị.

2. Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển.

3. Xác định quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn thành phố và từng đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn 10 năm, 20 – 25 năm và xu thế phát triển 50 năm.

4. Dự kiến sử dụng đất của toàn thành phố theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

5. Định hướng phát triển không gian đô thị, bao gồm:

a) Xác định mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn thành phố.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị trong thành phố: xác định quy mô, chức năng, phạm vi của khu vực đô thị trung tâm; vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi và nguyên tắc phát triển của các đô thị khác;

- Định hướng các vùng chức năng khác cho toàn thành phố (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn, …): xác định tính chất, phạm vi, quy mô và nguyên tắc phát triển;

- Định hướng phát triển các khu vực dân cư nông thôn: xác định vị trí trung tâm cụm xã, trung tâm xã; điểm dân cư nông thôn tập trung và mô hình phát triển;

- Định hướng phát triển các trục không gian, hành lang phát triển đô thị của thành phố: xác định tính chất và nguyên tắc phát triển.

b) Định hướng phát triển không gian cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm:

- Hướng phát triển, mở rộng đô thị;

- Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo, khu cần bảo tồn, tôn tạo; khu phát triển mới; khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển;

- Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng;

- Xác định hệ thống trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm công cộng, thể dục thể thao; công viên cây xanh và không gian mở của đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp thành phố;

- Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm;

- Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh, mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho các khu vực trên.

6. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

a) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố, bao gồm:

- Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị và các vùng chức năng khác trong thành phố;

- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; vị trí và quy mô cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt; tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (trên cao, trên mặt đất, ngầm); xác định vị trí, quy mô bến xe đối ngoại;

- Xác định trữ lượng, nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và các tuyến truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác cho các đô thị và các vùng chức năng khác của thành phố.

b) Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị trung tâm, bao gồm:

- Phân lưu vực thoát nước, xác định mạng lưới thoát nước mưa, cốt xây dựng của từng khu vực;

- Xác định mạng lưới giao thông chính cấp đô thị, tuyến và ga đường sắt đô thị (trên cao, mặt đất và ngầm); tổ chức hệ thống giao thông công cộng và hệ thống bến, bãi đỗ xe (trên cao, mặt đất và ngầm); xác định chỉ giới đường đỏ các trục chính đô thị và hệ thống hào, tuy nen kỹ thuật;

- Xác định vị trí, quy mô các công trình đầu mối và mạng lưới phân phối chính của hệ thống cấp nước, cấp năng lượng và chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước.

7. Đánh giá môi trường chiến lược:

a) Đánh giá hiện trạng:

- Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;

- Về chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn;

- Về các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.

b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.

c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.

d) Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

8. Đề xuất các chương trình ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.

9. Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000; bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

Trên đây là nội dung câu trả lời về nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đè này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 37/2010/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thành phố trực thuộc trung ương
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương từ 01/07/2025 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố Huế lên thành phố trực thuộc trung ương có mấy quận?
Hỏi đáp Pháp luật
Các đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đổi tên như thế nào từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, diện tích của Thành phố Huế là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
08 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Thư Viện Pháp Luật
644 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào