Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu đầu cá cơm khô
- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định:
“Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh”.
- Căn cứ Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương quy định:
“Thực hiện quyền xuất khẩu:
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hoá do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:
a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;
b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;
d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc xuất khẩu hàng hoá theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
-Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng (đầu cá cơm khô) không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện.
Như vậy, trường hợp công ty là thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài được phép xuất khẩu các mặt hàng trên không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải được cấp phép quyền xuất khẩu mới được mua hàng tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài.
Lưu ý: mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện.Trường hợp công ty chưa được cấp phép quyền xuất khẩu, công ty phải làm hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thực hiện quyền xuất khẩu được quy định cụ thể tại Điều 10 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương.
- Thủ tục và hổ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?