Quyền và nghĩa vụ của người giám định tham gia tố tụng cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 69 Luật cạnh tranh 2004 thì quyền và nghĩa vụ của người giám định tham gia tố tụng cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
- Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị trưng cầu và được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh chấp nhận theo quy định của pháp luật.
- Người giám định có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
+ Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
+ Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
+ Thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;
+ Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
+ Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định, không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người ký quyết định trưng cầu giám định;
+ Ghi ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định tập thể;
+ Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan trưng cầu giám định triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
+ Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 83 của Luật cạnh tranh 2004;
+ Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là luật sư, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh đó;
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ việc cạnh tranh đó với tư cách là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người giám định tham gia tố tụng cạnh tranh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật cạnh tranh 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?