Quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại
Theo quy định tại Điều 16 Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTC thì quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại được quy định cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg. Một số quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể như sau:
- Quyền của Ngân hàng Phát triển đối với ngân hàng thương mại:
+ Yêu cầu ngân hàng thương mại chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn và thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Phát triển nếu có bằng chứng doanh nghiệp vi phạm hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật;
+ Có ý kiến với ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh vay vốn, trong đó, bao gồm: Quy chế cho vay, quy chế kiểm tra, giám sát vốn vay đối với khách hàng để phối hợp với Ngân hàng Phát triển kiểm tra, giám sát vốn vay theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg;
+ Khi phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển có quyền yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp: Hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay đúng mục đích (bản sao), các thông tin liên quan đến việc sử dụng và kiểm soát sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu và tài sản hình thành từ vốn vay; biên bản kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay;
+ Các quyền khác theo thỏa thuận giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyền của Ngân hàng Phát triển đối với doanh nghiệp:
+ Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu gồm: Hợp đồng tín dụng, các điều kiện cho vay mà ngân hàng thương mại ký kết với khách hàng (bản sao) và các tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
+ Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài sản bảo đảm nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi định giá lại theo quy định của pháp luật thấp hơn số dư nợ của khoản vay được bảo lãnh hoặc dư nợ vay bắt buộc;
+ Các quyền khác theo thỏa thuận giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển đối với ngân hàng thương mại:
+ Thẩm định hồ sơ chứng minh việc giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay do ngân hàng thương mại cung cấp khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Phát triển có văn bản thông báo về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận thực hiện trả nợ thay cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Phát triển có văn bản thông báo chấp thuận thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển thực hiện trả nợ thay cho doanh nghiệp;
+ Có ý kiến bằng văn bản đối với việc điều chỉnh, sửa đổi hợp đồng tín dụng; xem xét việc sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh, chứng thư bảo lãnh cho phù hợp khi Ngân hàng Phát triển chấp thuận việc điều chỉnh, sửa đổi hợp đồng tín dụng;
+ Bàn giao tài sản bảo đảm và (hoặc) các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm mà doanh nghiệp cầm cố hoặc thế chấp tại Ngân hàng Phát triển cho ngân hàng thương mại trong trường hợp từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển;
+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển đối với doanh nghiệp:
+ Thẩm định về hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn của doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển có ý kiến bằng văn bản gửi doanh nghiệp. Trường hợp chấp thuận, Ngân hàng Phát triển ký hợp đồng bảo lãnh với doanh nghiệp và các bên liên quan (nếu có); phát hành chứng thư bảo lãnh trên cơ sở hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng thương mại và khách hàng;
+ Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh khi doanh nghiệp không trả hoặc không trả được hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với ngân hàng thương mại theo đúng quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BTC;
+ Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 03/2011/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?