Bác sĩ không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh bị xử lý ra sao?
Ngày 14/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Theo đó, hình thức xử lý người hành nghề khám, chữa bệnh không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm e Khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người hành nghề khám, chữa bệnh không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh.
Mức phạt này đồng thời áp dụng với các hành vi:
- Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;
- Hành nghề đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hành nghề;
- Hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, trừ trường hợp cấp cứu;
- Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý người hành nghề khám, chữa bệnh không khẩn trương sơ cứu, cấp cứu người bệnh. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?