Người sử dụng lao động sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động) có thể sẽ bị phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng và tối đa là 20.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử phạt hành vi sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Tải về toàn bộ Phụ lục Nghị định 103/2024/NĐ-CP về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất file Word?
- Bản đồ 6 vùng kinh tế Việt Nam chi tiết nhất năm 2024?
- Phân loại tai nạn của phương tiện giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10535-1:2014?
- Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?