Xử lý viên chức tự ý nghỉ việc
Xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc được quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, theo đó:
Khoản 6 Điều 10 viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách.
Khoản 4 Điều 11 viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
Khoản 5 Điều 13 viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Như vậy viên chức tự ý nghỉ việc thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Trên đây là tư vấn về xử lý viên chức tự ý nghỉ việc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?