Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật được quy định như thế nào?  Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Nguyễn Phương Thảo, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.    

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về quản lý trường hợp với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật được quy định như sau:

1. Người quản lý trường hợp theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật theo các nội dung sau đây:

a) Kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật;

b) Mức độ đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật;

c) Khả năng sống độc lập và năng lực hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật;

d) Mức độ phù hợp của các dịch vụ được cung cấp cho người khuyết tật;

đ) Khả năng kết nối dịch vụ;

e) Các nội dung khác có liên quan.

2. Căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, người quản lý trường hợp đề xuất kết thúc trường hợp với người khuyết tật và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội quyết định.

3. Kết thúc quản lý trường hợp

a) Kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật trong các trường hợp sau:

- Mục tiêu đã đạt được;

- Dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật không phù hợp;

- Người khuyết tật không liên hệ trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn;

- Người khuyết tật được chuyển sang một cán bộ quản lý trường hợp khác;

- Người khuyết tật chuyển khỏi địa bàn cung cấp dịch vụ;

- Cơ sở cung cấp dịch vụ kết thúc hợp đồng với người khuyết tật;

- Cùng đồng ý kết thúc dịch vụ;

- Người khuyết tật được chuyển tới một chương trình với những dịch vụ hợp lý hơn;

- Người khuyết tật không cần đến dịch vụ nữa;

- Người khuyết tật chết;

- Các nguyên nhân khác;

Kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật chi tiết theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Người quản lý trường hợp báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức họp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, người khuyết tật, gia đình hoặc người giám hộ của người khuyết tật để thống nhất kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật.

c) Người quản lý trường hợp, người khuyết tật, gia đình hoặc người giám hộ của người khuyết tật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ký vào biên bản kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

151 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào