Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Hải Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trần Hải Phong (haiphong*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp thì quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định cụ thể như sau:

- Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền nhận thù lao của tác giả quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

- Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn ba mươi ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc kể từ ngày chủ sở hữu thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; nếu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

- Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn cách xác định tiền làm lợi do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 103/2006/NĐ-CP.

Trân trọng!

Sáng chế
Hỏi đáp mới nhất về Sáng chế
Hỏi đáp Pháp luật
Yếu tố xác định tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào sáng chế được coi là có tính mới? Sáng chế có tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế bao gồm những gì? Sáng chế được coi là có tính mới khi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Sáng chế và giải pháp hữu ích là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Khái niệm, giải thích sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Các tài liệu cần có của đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Bảo hộ sáng chế
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại quốc tế về sáng chế
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sáng chế
Thư Viện Pháp Luật
253 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sáng chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào