Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như thế nào?

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như thế nào? Việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Nguyễn Bảo Phước, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!  

1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 126/2017/NĐ-CP được sửa đổi Khoản 7 Điều 3 Nghị định 140/2020/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần thì việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được quy định cụ thể như sau:

1. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

2. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau:

a) Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 05 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp.

b) Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:

Giá trị tiềm năng phát triển

=

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 1 nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

-

Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

- Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

 

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

X

100%

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 05 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 05. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 02.

Trân trọng!

Doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng nào không được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa là gì? Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cần đảm bảo những điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trợ cấp thôi việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Phương án sắp xếp lao động và nguồn chi trả trợ cấp mất việc, thôi việc khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị sử dụng đất khi doanh nghiệp cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang Công ty cổ phần là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp cổ phần hóa
Thư Viện Pháp Luật
3,315 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp cổ phần hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp cổ phần hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào