Đối chất theo quy định của pháp luật tố tụng

Xin hỏi pháp luật tố tụng quy định về đối chất như thế nào?

Đối chất là một thủ tục tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện (công an – trong quá trình điều tra, tòa án – trong quá trình xét xử ) nhằm mục đích xác định tính xác thực các tình tiết của vụ án.

Trong vụ án dân sự, đương sự (nguyên đơn, bị đơn …) có quyền yêu cầu tòa tiến hành đối chất. Hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng … - thì người tiến hành tố tụng (thẩm phán, điều tra viên …) có quyền cho các đương sự trực tiếp “giáp mặt” nhau, trao đổi hay thậm chí “tranh luận” với nhau – qua đó có thể đánh giá, kết luận các vấn đề liên quan một cách chính xác, khách quan. Việc này gọi là “đối chất”.

Như vậy, có thể thấy đối chất là một thủ tục tố tụng, đồng thời là một nghiệp vụ nhằm đánh giá chứng cứ. Theo qui định, khi tiến hành đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất.

 
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào