Trách nhiệm của KBNN, TCTD nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mở tài khoản

Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mở tài khoản được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Bảo Ngọc, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mở tài khoản được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Trần Bảo Ngọc (baongoc*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan thì trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mở tài khoản được quy định cụ thể như sau:

- Cung cấp thông tin về toàn bộ số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản.

- Tiến hành phong tỏa các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế (đối với quyết định cưỡng chế có yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ).

- Thực hiện giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế; chuyển số tiền của đối tượng bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết.

- Nếu tài khoản tiền gửi của đối tượng bị cưỡng chế không còn tiền để trích nộp, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi hoặc khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế không đủ số tiền để trích chuyển nộp vào ngân sách.

- Trong thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế, nếu số dư trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ít hơn số tiền đối tượng bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức nêu trên vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong trường hợp trong tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế còn số dư mà các tổ chức nêu trên không thực hiện trích nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 16 Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mở tài khoản. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan được miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy tờ xuất trình cho Hải quan khi cá nhân xuất cảnh ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt thuộc trường hợp phải khai báo gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Niêm phong kẹp chì là gì? Ai có quyền xử lý công chức hải quan khi thực hiện niêm phong kẹp chì cho thông quan đối với xe quá khổ quá tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị thay đổi số niêm phong đặc biệt năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Thư Viện Pháp Luật
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào