Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan thì việc quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể như sau:
- Người có thẩm quyền căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có, số nợ thuế quá 90 (chín mươi) ngày và thông tin đã nhận được để ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng.
- Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngoài việc ghi rõ những nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, còn phải ghi rõ số tiền bị trích từ tài khoản (bao gồm số tiền ghi trên quyết định hành chính thuế và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 (năm) ngày trước khi tiến hành cưỡng chế); lý do trích tiền từ tài khoản; họ tên, mã số thuế, số tài khoản của đối tượng bị khấu trừ; tên, địa chỉ Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ vào tài khoản thu ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi nêu trên; thời hạn thi hành và phải được người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ký tên và đóng dấu.
- Trong trường hợp cần thiết phải phong tỏa các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế phải ghi rõ phong tỏa các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế để thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
- Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản tiền gửi được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân bị áp dụng cưỡng chế mở tài khoản tiền gửi và các cơ quan có liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày ban hành.
- Đối với quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ban hành quyết định. Hết thời hạn trên mà Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng chưa trích đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) còn nợ thì phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định cưỡng chế biết.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?