Quy định về việc ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được hướng dẫn bởi Điều 29 Thông tư 155/2016/TT-BTC thì việc ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể như sau:
- Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phải kịp thời xác minh thông tin và ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với các trường hợp đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh; cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
- Việc xác minh thông tin liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 38, khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 61 Nghị định 127/2013/NĐ-CP
Đối với biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trước khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có văn bản trao đổi với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan công an, các cơ quan khác có liên quan nơi có đối tượng bị cưỡng chế hoặc nơi lưu giữ tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính về tình trạng thực tế của tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính (đang được bảo quản nguyên trạng hay đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy và các thông tin khác về hiện trạng của tang vật, vật phẩm, phương tiện vi phạm hành chính), điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế trước khi ban hành quyết định cưỡng chế.
- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã hết hiệu lực thi hành, nếu người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có căn cứ cho rằng có thể tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế đó mà vẫn thu được tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp thì ban hành quyết định khác thay thế quyết định đã hết hiệu lực để tiếp tục thực hiện biện pháp cưỡng chế đó.
Các chứng từ, tài liệu làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế phải được lưu trong hồ sơ vụ việc.
- Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Nội dung Quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế ban hành trước đó.
- Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đang thực hiện không thu được số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo.
Nội dung Quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế ban hành trước đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?