Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi là Như Hải, hiện đang làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu các quy định mới về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi: Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.   

Theo quy định tại Điều 18 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Làm trái một trong những quy định về quản lý, sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước; về thu lãi, trả lãi, thu lệ phí, hoa hồng, tiền phạt.

b) Thiếu trách nhiệm trong kiểm tra hoặc không tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo quy định.

c) Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh, bảo lãnh mở thư tín dụng trả chậm không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định; không trích lập, hoặc trích lập không đủ mức ký quỹ bảo lãnh theo đúng quy định.

d) Không lưu giữ đủ hồ sơ tín dụng, cho gia hạn nợ quá thời gian hoặc quá số lần theo quy định; không thực hiện đủ hoặc không đúng các điều kiện cho vay.

đ) Hủy hoại đồng tiền; từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.

2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Huy động vốn, cho vay vốn không đúng quy định; thực hiện sai phương án, trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt gây thiệt hại về tài chính, tài sản của Nhà nước.

b) Cho vay ưu đãi sai đối tượng; vi phạm quy định mức vốn cho vay ưu đãi; phát hiện bên vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích nhưng không chấm dứt việc cho vay hoặc không thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi số tiền đã cho vay.

c) Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần, trích lập các quỹ trái quy định; sử dụng các quỹ vào việc trả lãi cổ phần hoặc chuyển ra nước ngoài không đúng quy định.

d) Lập quỹ trái phép; báo cáo tài chính không trung thực, để ngoài sổ sách kế toán tài sản của đơn vị kế toán; hủy bỏ hoặc làm hư hỏng tài liệu, chứng từ kế toán trước thời hạn lưu giữ theo quy định.

đ) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ quy định về nghĩa vụ của các bên thế chấp và bên nhận thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn theo quy định.

e) Vi phạm quy định về tỉ giá mua, bán ngoại tệ và chi trả kiều hối. Mua, bán và thu ngoại tệ mà không có giấy phép. Cho vay, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định.

g) Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, mua, bán, kinh doanh vàng.

h) Thực hiện không đúng mức tiền cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; nhận thế chấp, cầm cố tài sản để cho vay không đúng quy định; trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

i) Thiếu trách nhiệm trong công tác thanh tra, giám sát ngân hàng gây hậu quả nghiêm trọng.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán hoặc cố ý thỏa thuận, ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.

b) Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả, vàng giả.

c) Thực hiện không đúng phạm vi, đối tượng thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn; thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng.

d) Vi phạm quy định về cấp tín dụng cho cổ đông lớn, cổ đông sáng lập; cho vay trên thị trường liên ngân hàng, mua cổ phiếu để thôn tính ngân hàng khác.

đ) Vì lợi ích cục bộ mà có hành vi thôn tính các ngân hàng thương mại hoặc cấu kết lập ra các doanh nghiệp để cho vay từ chính các ngân hàng do mình nắm giữ hoặc có cổ phần chi phối.

e) Chỉ đạo hoặc thông đồng với cấp dưới lập hồ sơ, chứng từ khống để chiếm đoạt tiền, tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Trên đây là nội dung tư vấn về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy định 102-QĐ/TW năm 2017.

Trân trọng!

Kỷ luật Đảng viên vi phạm
Hỏi đáp mới nhất về Kỷ luật Đảng viên vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Đảng viên sinh hoạt tạm thời vi phạm, đơn vị nào được quyền xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm về tuyên truyền, phát ngôn
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định về bầu cử
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỷ luật Đảng viên vi phạm
201 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kỷ luật Đảng viên vi phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào