Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh thì thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 4 và Mục 5 Chương II của Nghị định 71/2014/NĐ-CP đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do cá nhân thực hiện, đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hành vi do tổ chức thực hiện;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
+ Buộc cải chính công khai,
- Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?