Quy định về tiền lương làm căn cứ truy thu và tỷ lệ truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tiền lương làm căn cứ truy thu và tỷ lệ truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Anh Tú, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cho tôi hỏi là có quy định nào hướng dẫn cụ thể về tiền lương làm căn cứ truy thu và tỷ lệ truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN không? Nếu có thì văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! (anh_tu***@gmail.com)

Tiền lương làm căn cứ truy thu và tỷ lệ truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Khoản 3 Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành như sau:

3.1. Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

3.2. Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định.

4. Số tiền truy thu

4.1. Tổng số tiền truy thu bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi.

4.2. Số tiền lãi truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính như sau:

         (3)

Trong đó:

Ltt: tiền lãi truy thu;

v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;

y: số năm phải truy thu;

Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của tháng i trong năm j;

Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:

Nij = (T0 - Tij) - 1                    (4)

Trong đó:

T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);

Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);

kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).

Trường hợp truy thu thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, k tính bằng mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với các tháng của năm 2016 theo quy định tại Khoản 3 Điều 37;

Ví dụ 15: Doanh nghiệp M trốn đóng BHXH đối với người lao động; tháng 5/2016 cơ quan BHXH phát hiện và truy thu BHXH đối với Doanh nghiệp M. Diễn biến số tiền trốn đóng BHXH phải truy thu và số tiền lãi truy thu theo bảng sau:

(Đơn vị tính: đồng)

Số TT

Tháng trốn đóng

Số tiền trốn đóng/tháng

Thời gian trốn đóng phải tính lãi (tháng)

Lãi suất tính lãi (%/tháng)

Số tiền lãi

1

1/2015

50.000.000

15

1,065%

7.987.500

2

2/2015

60.000.000

14

1,065%

8.946.000

3

5/2015

65.000.000

11

1,065%

7.614.750

4

6/2015

70.000.000

10

1,065%

7.455.000

 

Cộng

245.000.000

 

 

32.003.250

Trường hợp trong tháng 5/2016 Doanh nghiệp M không nộp số tiền truy thu BHXH 245.000.000 đồng và tiền lãi truy thu 32.003.250 đồng thì sang tháng 6/2016, ngoài việc vẫn phải nộp đủ số tiền truy thu BHXH (245.000.000 đồng) và tiền lãi (32.003.250 đồng), tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 6/2016 và tiền nợ và tiền lãi chậm đóng (nếu có) theo quy định tại Điểm 4.1 Khoản 4, Doanh nghiệp M còn phải nộp thêm tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền BHXH truy đóng còn nợ là 2.609.250 đồng (245.000.000 đồng x 1,065%).

Trên đây là nội dung quy định về tiền lương làm căn cứ truy thu và tỷ lệ truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Trân trọng!

Thu bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Thu bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về việc quản lý tiền thu bảo hiểm
Hỏi đáp pháp luật
Truy đóng bhxh.
Hỏi đáp pháp luật
Truy đóng BHXH
Hỏi đáp pháp luật
Truy thu tiền BHXH do chậm nộp
Hỏi đáp pháp luật
Thu BHXH đối với lao động hợp đồng ở UBND cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Dừng thu BHXH bắt buộc đối với lao động hợp đồng cấp xã
Hỏi đáp pháp luật
Tại sao đơn vị ghi sai chức danh nghề và xếp sai lương của tôi mà cơ quan BHXH vẫn thu BHXH trên cơ sở đó?
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết truy thu BHXH
Hỏi đáp pháp luật
Thu BHXH theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng.
Hỏi đáp pháp luật
Truy thu BHXH và đóng phạt khi đã báo tăng nhưng chưa thực hiện được
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thu bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
1,642 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thu bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thu bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào