Quy định về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở thì quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP có các quyền và trách nhiệm sau đây đối với nhà ở được giao quản lý:
+ Quyết định người được thuê nhà ở công vụ, người được thuê, mua nhà ở cũ; quyết định người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước;
+ Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
+ Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở;
+ Ban hành hoặc quyết định giá thuê, thuê mua, giá bán nhà ở;
+ Quyết định thu hồi nhà ở;
+ Các quyền và trách nhiệm khác mà Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định.
- Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 39 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP thực hiện quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và việc phê duyệt kế hoạch bảo trì nhà ở. Riêng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì có thể giao cho cơ quan quản lý nhà ở thực hiện các quyền quy định tại các Điểm a, b và Điểm đ Khoản 1 Điều 40 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu nhà nước tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?