Cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những quyền gì?

Quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học được quy định thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Quảng Bình. Trong quá trình làm việc, tôi có quan tâm và tìm hiểu thêm về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những quyền gì? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đặng Ngọc Hùng (01222***)

Ngày 14/3/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học. Thông tư này quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học, bao gồm: hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường học, tập huấn sơ cấp cứu trong trường học, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh niên, thiếu niên và cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học và áp dụng đối với các trường học, bao gồm: cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là trường học); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Theo đó, quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

a) Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào chữ thập đỏ; được cung cấp thông tin và tham gia xây dựng các hoạt động chữ thập đỏ trong và ngoài trường học.

b) Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong khả năng thực tế của các nhà trường.

c) Được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình khó khăn; khi trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành; được hưởng các chế độ, chính sách phù hợp với hiệu quả hoạt động và điều kiện thực tiễn của địa phương.

d) Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động chữ thập đỏ.

Để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học bao gồm: 

a) Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

b) Xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

c) Tuyên truyền, vận động, xây dựng lực lượng thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.

d) Định kỳ báo cáo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Giáo viên
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài dự thi Thầy cô trong mắt em năm 2024? Quyền của thầy cô năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học có kiêm nhiệm công tác văn thư thì có được nghỉ hè không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên THPT hạng 3 sau khi tăng lương cơ sở cao nhất 11.653.200 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp công tác lâu năm của giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào theo chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS, THPT bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào theo chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên nghỉ hè có lương không? Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên đi nước ngoài có phải xin phép không? Giáo viên đi nước ngoài không xin phép có bị xử lý kỷ luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên
Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào