Trách nhiệm của Bộ tài chính về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước
Ngày 06/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Nghị định này quy định về:
- Giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
- Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 87/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
a) Phối hợp với cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và thực hiện kế hoạch giám sát các doanh nghiệp; giám sát theo chuyên đề hoặc theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng hệ thống thông tin phù hợp để thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin, báo cáo giám sát tài chính doanh nghiệp;
c) Căn cứ báo cáo kết quả giám sát tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu và báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về quản lý tài chính doanh nghiệp (do cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước hoặc cơ quan tài chính lập), tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sáu (06) tháng và hằng năm về tình hình quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Báo cáo sáu (06) tháng gửi trước ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo, Báo cáo năm gửi trước ngày 31 tháng 7 của năm tiếp theo;
d) Cảnh báo các doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, có trách nhiệm trả lời các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp;
đ) Trao đổi, làm rõ căn cứ, nhận xét đánh giá, cảnh báo, khuyến nghị trong trường hợp doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu có ý kiến khác ý kiến của Bộ Tài chính. Trường hợp, cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp vẫn có ý kiến khác, Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;
e) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật đối với người có trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp không thực hiện chế độ báo cáo, không chấp hành khuyến nghị, chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với việc giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?
- Bỏ thi tuyển sinh lớp 6 tại trường chất lượng cao từ năm 2025?