Quy định về kỹ thuật về an toàn lao động đối với Thang máy điện không buồng máy
Quy định về kỹ thuật về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy được quy định tại Mục 2 Thông tư 48/2016/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy điện không buồng máy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
2.1. Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại TCVN 6395:2008 Thang máy điện - yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt, trừ các quy định tại Mục 5, Mục 10.8 và Mục 11.8.1.4.1.
2.2. Quy định về vị trí của máy dẫn động và puly
2.2.1. Máy dẫn động thang máy phải được lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho việc kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa.
2.2.2. Tại vị trí lắp máy dẫn động và puly không được để các ống dẫn, cáp điện hoặc các thiết bị khác không phải của thang máy.
Không sử dụng vị trí dùng để lắp máy dẫn động và puly kết hợp vào một mục đích khác không liên quan đến thang máy.
2.2.3. Nhiệt độ nơi lắp đặt máy dẫn động và các thiết bị điện phải duy trì trong giới hạn từ + 5°C đến + 40°C.
2.2.4. Tại trần giếng thang phải bố trí móc treo có kết cấu chắc chắn để treo thiết bị nâng phục vụ việc tháo lắp máy dẫn động, thiết bị của thang máy.
2.2.5. Các bộ phận đỡ máy dẫn động và khu vực làm việc bên trong giếng thang phải có kết cấu chịu được các tải trọng và lực đặt lên chúng.
2.3. Quy định về bộ khống chế vượt tốc
Bộ khống chế vượt tốc phải được lắp đặt tại vị trí thuận tiện cho người tác động.
2.4. Quy định về dây treo, cáp
2.4.1. Đối với loại cáp thép tròn, có đường kính không nhỏ hơn 8mm phải tuân thủ các quy định tại mục 7.9.1 của TCVN 6395:2008.
2.4.2. Đối với các loại cáp khác phải tuân thủ các quy định tại mục 7.9.1.1 và 7.9.1.3 của TCVN 6395:2008. Bên cạnh đó, nhà sản xuất thang máy phải chứng minh được độ bền của cáp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố thang máy sử dụng loại cáp này; Đưa ra các nội dung hướng dẫn về thời hạn thay cáp, dấu hiệu nhận biết cáp không còn đảm bảo an toàn vào tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố.
2.4.3. Cáp sử dụng phải có chứng chỉ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng của nhà sản xuất cáp và được các tổ chức chứng nhận sự phù hợp chứng nhận đạt yêu cầu về độ an toàn.
2.5. Quy định đường kính puly và cố định đầu cáp
2.5.1. Đối với loại cáp tròn, có đường kính không nhỏ hơn 8mm phải tuân thủ các quy định tại mục 7.9.2 của TCVN 6395:2008.
2.5.2. Đối với các loại cáp khác, nhà sản xuất thang máy phải đưa ra các thông số về hệ số an toàn, tuổi thọ của cáp, yêu cầu về loại puly, quy định cố định đầu cáp để đảm bảo an toàn, phù hợp với loại cáp được sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý sự cố thang máy sử dụng loại cáp này.
2.6. Quy định về công tác cứu hộ
Phải trang bị cho thang máy hai hệ thống cứu hộ bằng tay và cứu hộ bằng điện để có thể dễ dàng thao tác trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố:
2.6.1. Cứu hộ bằng tay
2.6.1.1. Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng tay cho thang máy (thanh tác động, cần kéo, móc kéo,..) để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất.
2.6.1.2. Nếu không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động đặt bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.
2.6.1.3. Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp để dễ dàng trong việc nhận biết được vị trí cabin (Có thể dùng cách đánh dấu lên cáp hoặc bằng cách quan sát hệ thống hiển thị của bộ điều khiển thang máy...).
2.6.1.4. Phải có cơ cấu nhả bộ khống chế vượt tốc đặt bên ngoài giếng thang tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.
2.6.2. Cứu hộ bằng điện
Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng điện cho thang máy và đảm bảo các yêu cầu sau:
2.6.2.1. Cho phép điều khiển chuyển động của cabin từ tủ điều khiển (tủ điều khiển phải được đặt ở bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ) bằng cách ấn nút liên tục. Chiều chuyển động phải được chỉ rõ.
2.6.2.2. Nếu tủ điều khiển lắp trong giếng thang mà không tiếp cận được thì phải có thiết bị điều khiển khác thay thế.
2.6.3. Quy định về công tác bảo dưỡng, bảo trì thang máy
Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình bảo dưỡng, bảo trì thích hợp để đảm bảo an toàn cho người trong quá trình bảo dưỡng, bảo trì.
2.6.4. Quy trình cứu hộ
Nhà sản xuất thang máy phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định về kỹ thuật về an toàn lao động đối với thang máy điện không buồng máy. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 48/2016/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?