Chế độ áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất thì chế độ áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính được quy định cụ thể như sau:
- Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
+ Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
+ Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 132 Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Người bị trục xuất không tự giác chấp hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc có hành vi chống đối, bỏ trốn.
- Người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định 112/2013/NĐ-CP đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm.
- Trong thời gian bị áp giải, việc quản lý người bị áp giải được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 22 và Điều 23 Nghị định 112/2013/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày tháng năm nào?
- 1 phân vàng bằng bao nhiêu gam? Giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng do ai cấp?
- Bài phát biểu cảm tưởng kết nạp hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ấn tượng 2024?
- Mẫu thông báo lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp mới nhất?
- Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?