Trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự trong tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài

Trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hoạt động tạm giữ, tạm giam cũng như chế độ áp dụng đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, người đến tiếp xúc lãnh sự có trách nhiệm ra sao trong tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Công Đoàn (doan***@gmail.com)

Ngày 06/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Nghị định này quy định chi tiết về chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế (gọi chung là chế độ) đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kinh phí bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ; việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài.

Theo đó, trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 17 Nghị định 120/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Xuất trình giấy giới thiệu tiếp xúc lãnh sự, hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao; người phiên dịch phải có giấy tờ tùy thân và do cơ quan ngoại giao giới thiệu.

2. Chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, chỉ được thực hiện các nội dung tiếp xúc đã nêu trong đề nghị, chịu sự theo dõi, giám sát của cơ sở giam giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án.

Việc gửi thư, quà, tiền, sách báo, các đồ dùng sinh hoạt trong khi tiếp xúc lãnh sự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và Điều 29 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

3. Không được chuyển cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam những đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ hoặc tiếp xúc, liên hệ với người khác trong khu vực tiếp xúc lãnh sự.

4. Chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, không có lời nói, cử chỉ thể hiện sự ủng hộ đối với hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

5. Trong quá trình tiếp xúc lãnh sự không được sử dụng phương tiện ghi hình, ghi âm, chụp ảnh hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật khác nếu không được sự đồng ý của cơ sở giam giữ.

6. Không được tiến hành các hoạt động khác ngoài nội dung tiếp xúc lãnh sự.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của người đến tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 120/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào