Giám sát, đánh giá đầu tư công trình xây dựng của Bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành
Giám sát, đánh giá đầu tư công trình xây dựng của Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 34 Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
Giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư (sau đây viết tắt là Nghị định số 113/2009/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan. Một số nội dung được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư để đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của BHXH Việt Nam và của từng dự án. Giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư xây dựng công trình.
b) Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo Mục 1, Chương II và Chương III Nghị định số 113/2009/NĐ-CP.
3. Về tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình
a) Ban Kế hoạch - Tài chính làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống BHXH Việt Nam; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các đơn vị khác trực thuộc, các dự án được BHXH Việt Nam phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới.
b) Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 1 13/2009/NĐ-CP.
5. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
a) Chủ đầu tư thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư hàng tháng; báo cáo giám sát, đánh giá thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, năm cho BHXH Việt Nam. Báo cáo tháng gửi trước ngày 05 của tháng tiếp theo, báo cáo quý gửi trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 19, Phụ lục 20 của Quy định này).
b) Đối với dự án khi có điều chỉnh dự án thì chủ đầu tư phải lập và gửi BHXH Việt Nam báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư ngay sau khi có quyết định phê duyệt điều chỉnh (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 21 của Quy định này).
c) Đối với dự án nhóm B trở lên khi hoàn thành đưa vào hoạt động, chủ đầu tư phải lập và gửi BHXH Việt Nam báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án không chậm hơn 6 tháng, kể từ khi hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng (Mẫu biểu báo cáo tại Phụ lục số 22 của Quy định này).
d) Ban Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp để gửi các cơ quan chức năng báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của BHXH Việt Nam theo quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung câu trả lời về giám sát, đánh giá đầu tư công trình xây dựng của Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?