-
Giấy phép xây dựng
-
Giấy phép xây dựng công trình
-
Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
-
Giấy phép xây dựng công trình thiết yếu
-
Giấy phép xây dựng có thời hạn
-
Cấp giấy phép xây dựng
-
Điều chỉnh giấy phép xây dựng
-
Giấy phép xây dựng nhà
-
Gia hạn giấy phép xây dựng
-
Giấy phép xây dựng tạm
-
Thời hạn giấy phép xây dựng
-
Thu hồi giấy phép xây dựng
-
Miễn giấy phép xây dựng
-
Không có giấy phép xây dựng
-
Hủy giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng công trình xây dựng Bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Giấy phép xây dựng công trình xây dựng Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 20 Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014 về quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cụ thể như sau:
Giấy phép xây dựng công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền ban hành:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giấy phép xây dựng bao gồm các loại
a) Xây dựng mới;
b) Sửa chữa, cải tạo;
c) Di dời công trình.
3. Đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt, nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn. Đối với công trình không theo tuyến, chỉ được cấp giấy phép xây dựng tối đa 2 giai đoạn, bao gồm giai đoạn xây dựng phần móng và tầng hầm (nếu có) và giai đoạn xây dựng phần thân của công trình.
4. Đối với dự án gồm nhiều công trình, chủ đầu tư có thể đề nghị để được xem xét cấp giấy phép xây dựng cho một, nhiều hoặc tất cả các công trình thuộc dự án.
Trên đây là nội dung câu trả lời về giấy phép xây dựng công trình xây dựng Bảo hiểm xã hội theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 26/QĐ-BHXH năm 2014.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Hồ sơ gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế bao gồm giấy tờ nào?
- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định, điều kiện nào để góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế?
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12 bắt buộc học những môn học nào?
- Bộ Giao thông Vận tải tăng cường tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023?
- Giáo viên đang hưởng phụ cấp thâm niên nhưng tự xin nghỉ, sau đó tuyển dụng vào trường mới thì có tính tiếp thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?