Xác định hệ số quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kim loại

Xác định hệ số quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kim loại được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hạ Thảo hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi có nghe nói về phương pháp quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Xác định hệ số quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kim loại được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Xác định hệ số quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kim loại được quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2017/TT-BTNMT về quy định phương pháp quy đổi từ giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (có hiệu lực từ ngày 30/11/2017), theo đó: 

1. Công thức xác định hệ số quy đổi K đối với các trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo khoảng hàm lượng quặng kim loại:

a) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong mỏ (Cm) nằm trong các khoảng hàm lượng quặng kim loại đó thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng (=) giá tính thuế tài nguyên đã ban hành tương ứng ở khoảng hàm lượng quặng kim loại này, cụ thể theo công thức sau:

Kqđ = 1

Ví dụ: giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN được ban hành theo các khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) như sau:

Bảng 1

STT

Loại khoáng sản

Giá tính thuế TN (đồng/tấn)

1

Quặng sunfua chì - kẽm (hàm lượng chì + kẽm < 10%)

1.100.000

2

Quặng sunfua chì - kẽm 10% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) < 15%

1.200.000

3

Quặng sunfua chì - kẽm 15% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) < 20%

1.500.000

4

Quặng sunfua chì - kẽm 20% ≤ (hàm lượng Pb+Zn) < 25%

2.500.000

5

Quặng sunfua chì - kẽm (hàm lượng Pb+Zn ≥ 25%)

3.000.000

Sau khi xác định Cm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư này, nếu mỏ A1 có hàm lượng kim loại sunfua chì - kẽm trung bình trong mỏ Cm = 16,8% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm(Pb + Zn) từ 15% đến 20% là 1.500.000 đồng/tấn (Mục 3 Bảng 1 nêu trên); tương tự nếu mỏ A2 có hàm lượng kim loại sunfua chì - kẽm trung bình trong mỏ Cm = 24,5% (Pb + Zn) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bằng giá tính thuế tài nguyên trong khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) từ 20% đến 25% là 2.500.000 đồng/tấn (Mục 4 Bảng 1 nêu trên).

b) Trường hợp hàm lượng thực tế kim loại trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) lớn hơn hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi K được xác định bằng hàm lượng thực tế kim loại trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Cmax

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ B có hàm lượng thực tế kim loại sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) trung bình là Cm = 26%; trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN ban hành có hàm lượngquặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) lớn nhất là 25% (Mục 5 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số K được xác định là:

K = 26% (Cm) :  25% (Cmax) = 1,040

c) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong mỏ theo quyết định phê duyệt trữ lượng (Cm) nhỏ hơn hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Cmin

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ X có hàm lượng thực tế kim loại sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) trung bình Cm = 8%, trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh TN ban hành có hàm lượngquặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) nhỏ nhất là 10% (Mục 1 Bảng 1 nêu trên). Khi đó hệ số K được xác định là:

K = 8% (Cm) : 10% (Cmin) = 0,800

2. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ quy định mức giá duy nhất cho một giá trị hàm lượng quặng kim loại (C) thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại (C), cụ thể theo công thức:

K = Cm : C

Ví dụ: Theo quyết định phê duyệt trữ lượng, mỏ D có hàm lượng kim loại thiếc (Sn) thực tế trung bình trong mỏ là Cm = 0,41%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh NA ban hành được quy về hàm lượng quặng kim loại thiếc (Sn) là 70%. Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = 0,41% (Cm) : 70% (C) = 0,006 (làm tròn)

3. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo tinh quặng kim loại thì hệ số quy đổi K xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng (Ctq), cụ thể theo công thức:

K = Cm : Ctq

Ví dụ : quặng đồng mỏ E có hàm lượng trung bình trong mỏ là Cm = 1,2% Cu, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh YB ban hành theo tinh quặng đồng (Cu) có hàm lượng trung bình là Ctq = 25,6%. Khi đó hệ số quy đổi K được xác định là:

K = 1,2% (Cm) : 25,6% (Ctq) = 0,047 (làm tròn)

4. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho nhiều kim loại, tinh quặng hoặc hợp phần có ích thì công thức xác định hệ số quy đổi K được xác định tương tự đối với mỗi một kim loại hoặc hợp phần có ích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Ví dụ: Mỏ wonfram - đa kim được cấp phép khai thác Wolfram, Flourspar, Đồng, Bismut, bảng giá tính thuế tài nguyên có giá xác định theo tinh quặng đối với Wolfram, Flourspar, Đồng và giá theo kim loại đối với Bismut. Khi đó hệ số quy đổi K theo từng hợp phần có ích được xác định theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2

Hợp phần có ích

Hàm lượng trung bình trong mỏ (Cm)

Hàm lượng tinh quặng trong bảng giá tính thuế tài nguyên

K

Vonfram (WO3)

0,2%

60%

0,003

Flourspar (CaF2)

8,08%

97%

0,083

Đồng (Cu)

0,18%

20%

0,009

Bismut (Bi)

0,1%

70%

0,001

Trên đây là tư vấn về xác định hệ số quy đổi giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản kim loại. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 38/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào