Đơn giản hóa thủ tục gia hạn nợ (B-NPT-097382-TT)
Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục gia hạn nợ được quy định tại Tiểu mục 15 Mục II Phần 1 Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng phát triển Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010 như sau:
Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng: Gia hạn nợ các trường hợp còn lại - B-NPT-097382-TT
a) Sửa tên thủ tục thành “Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): Gia hạn nợ các trường hợp không thuộc thẩm quyền của NHPT”.
b) Bỏ các tài liệu:
- Văn bản đề nghị gia hạn nợ của chủ đầu tư.
- Văn bản đề nghị gia hạn nợ cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên theo phân cấp quản lý (đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước).
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.
- Biên bản xác định thiệt hại được lập sau khi xảy ra thiệt hại; Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng loại giá trị tài sản, hàng hóa.
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc không trả được nợ như đã cam kết.
c) Quy định hình thức pháp lý của những tài liệu sau:
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp kèm chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan chức năng – bản sao có chứng thực.
- Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền – bản sao có chứng thực.
d) Quy định đối với dự án đề nghị gia hạn nợ đã đi vào hoạt động phải có: Báo cáo tình hình SXKD của dự án từ thời điểm đưa vào hoạt động đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ có phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án và đưa ra phương án tổ chức lại SXKD của dự án có đánh giá lại về hiệu quả kinh tế tài chính và kế hoạch trả nợ vay (gốc, lãi) sau khi được gia hạn nợ.
đ) Thời hạn giải quyết
Quy định trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi NHPT có công văn đề nghị Bộ Tài chính gia hạn nợ cho dự án, Bộ Tài chính phải tổ chức thẩm định và có quyết định đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn nợ cho dự án.
e) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bỏ các Mẫu đơn tờ khai:
+ Tờ trình thẩm định hồ sơ đề nghị XLRR (Mẫu 12.03).
+ Biên bản xác định thiệt hại (Mẫu 12.04)
+ Phiếu đối chiếu số liệu (Mẫu 12.06).
- Trong Đơn đề nghị xử lý rủi ro (Mẫu 12.02): Áp dụng nội dung đơn giản hóa như điểm b) khoản 8 (B-NPT-096490-TT) mục II phần I phương án này.
g) Viết lại các yêu cầu, điều kiện thành:
- Khách hàng gặp khó khăn tạm thời về tài chính và trả nợ vay do một trong những nguyên nhân rủi ro bất khả kháng hoặc khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn tạm thời về tài chính và trả nợ vay do thực hiện chuyển đổi sở hữu.
- Thời gian khách hàng đề nghị gia hạn nợ vượt quá 1/3 thời hạn cho vay trong Hợp đồng tín dụng lần đầu đã ký với NHPT.
h) Các nội dung khác:
Sửa đổi khoản 2 Điều 25 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14 tháng 09 năm 2007 thành: Biện pháp xử lý rủi ro bao gồm gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi) và bán nợ.
Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục gia hạn nợ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?