Đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng)

Đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng) được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hữu Minh, hiện tôi đang sinh sống tại Hà Nội. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực vay vốn tín dụng để đầu tư, Ban biên tập cho tôi hỏi thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng) được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (minh***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng) được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Phần 1 Phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng phát triển Việt Nam do Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010 như sau:

Thủ tục Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng): ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay - B-NPT-099290-TT

a) Bỏ tất cả các tài liệu yêu cầu khách hàng nộp

b) Sửa 3 điều kiện thành như sau:

Điều kiện 1: Khách hàng có đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, Thông tư số 69/2007/TT-BTC, Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Đối với người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản:

- Đối với người thứ ba là cá nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với người thứ ba là pháp nhân Việt Nam thì phải có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối với người thứ ba là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân, nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp cá nhân, pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân, pháp nhân được xác định theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Có tài sản đủ điều kiện làm tài sản bảo đảm theo quy định tại Chương 8 Quyết định số 653/2008/QĐ-NHPT ngày 22 tháng 09 năm 2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố, bên thế chấp.

Điều kiện 2:

- Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc thẩm quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành.

- Tài sản bảo đảm được phép giao dịch.

- Tại thời điểm ký kết Hợp đồng bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào.

- Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản.

- Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay (Áp dụng cho cả các quỹ quay vòng). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào