Nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam
Nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Mục II Điều 1 Quyết định 1669/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt "Đề án phát triển báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam" do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:
Nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam gồm:
1. Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin:
a) Nâng cao số lượng và chất lượng thông tin đối ngoại, thông tin kịp thời, có sức thuyết phục về tình hình đất nước và con người Việt Nam.
b) Xây dựng và tăng cường số lượng, chất lượng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phù hợp với đặc thù của từng địa bàn, nhu cầu của từng nước và theo lĩnh vực để thu hút độc giả. Tăng cường sử dụng chuyên gia nước ngoài có chuyên môn, trình độ ngôn ngữ báo chí để nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch và tăng lượng thông tin đối ngoại viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài để phù hợp văn phong, ngôn ngữ và hấp dẫn độc giả.
c) Tăng cường sản xuất các sản phẩm thông tin đa phương tiện theo xu hướng báo chí mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ số, bao gồm cả cung cấp thông tin lên các trang mạng xã hội để thu hút độc giả.
2. Công tác quảng bá và phát hành sản phẩm:
a) Đa dạng hóa các kênh phát hành của báo in thông qua đường ngoại giao, du lịch, đầu tư, hợp tác trao đổi thông tin với các hãng thông tấn báo chí quốc tế... Phát triển mạnh báo in dưới dạng điện tử (e-paper) để mở rộng phạm vi phát hành đến những địa bàn xa, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.
b) Xây dựng kế hoạch chung cho công tác quảng bá, tuyên truyền cho các tờ báo đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam theo đối tượng, mục tiêu từng giai đoạn của Đề án, Tận dụng tối đa các kênh truyền thông xã hội nhằm lan tỏa thông tin, tiết kiệm chi phí và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ, sự thay đổi trong thói quen của người tiếp nhận thông tin.
3. Kỹ thuật và công nghệ:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ báo chí hiện đại, đầu tư trang thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu làm báo hiện đại, đa phương tiện ở tất cả các khâu: Sản xuất, biên tập, quản lý, lưu trữ, chế bản điện tử, quản lý điều hành...
4. Nhân lực:
a) Xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên làm thông tin đối ngoại chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đạo đức của người làm báo, thành thạo ngoại ngữ, có kiến thức chuyên môn sâu, tâm huyết với nghề.
b) Thường xuyên đào tạo lại và bồi dưỡng kỹ năng làm báo hiện đại cho các phóng viên, biên tập viên.
5. Hợp tác quốc tế:
Đẩy mạnh việc hợp tác, trao đổi thông tin quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để tăng cường ảnh hưởng của các sản phẩm thông tin đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam và nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho phóng viên làm thông tin đối ngoại.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 1669/QĐ-TTg năm 2017. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?