Các nguyên tắc về tài chính công đoàn

Các nguyên tắc về tài chính công đoàn được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập. Tôi đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Chính trị, hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về tổ chức công đoàn Việt Nam, đặc biệt là những quy định liên quan đến vấn đề tài chính công đoàn vì trong quá trình tìm hiểu có một số vấn đề mà tôi chưa rõ lắm. Chính vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Các nguyên tắc về tài chính công đoàn được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập. Huy Hoàng (0963***)

Các nguyên tắc về tài chính công đoàn được quy định tại Điều 3 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:

- Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.

- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.

- Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.

- Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. Đối với đơn vị được phân cấp thu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

- Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định.

- Định mức chi của đơn vị nộp kinh phí về công đoàn cấp trên cao hơn định mức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chi của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của Tổng Liên đoàn.

- Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công đoàn; Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong năm mới được trích thưởng, trường hợp vì lý do khách quan sang quý I năm sau mới hoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Trên đây là nội dung quy định về các nguyên tắc về tài chính công đoàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
206 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào