Công tác chuẩn bị khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính
Theo quy định tại Mục 1 Phụ lục I của Thông tư 46/2017/TT-BTNMT (có hiệu lực 01/12/2017) về quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Công tác chuẩn bị (bước 1)
1.1. Lập kế hoạch chi tiết và phương án thi công;
1.2. Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính;
1.3. Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc;
1.4. Thu thập tài liệu cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính bao gồm:
1.4.1. Hồ sơ địa giới hành chính: sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính là bộ hồ sơ địa giới hành chính (dạng giấy, dạng số) các cấp đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, nghiệm thu và được phép đưa vào lưu trữ, sử dụng.
a) Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập xã và điều chỉnh địa giới hành chính xã;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của xã;
- Bản xác nhận tọa độ các mốc địa giới hành chính cấp xã;
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã;
- Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp xã;
- Các biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp xã;
- Các phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn);
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp.
b) Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập huyện và điều chỉnh địa giới hành chính huyện;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh trên đường địa giới hành chính của huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Bản mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện.
c) Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh bao gồm các tài liệu sau:
- Các văn bản pháp lý về thành lập tỉnh và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh;
- Bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh trên đường địa giới hành chính của tỉnh;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp tỉnh.
1.4.2 Dữ liệu nền địa lý: luôn là phiên bản dữ liệu mới nhất được cập nhật thay thế từ nguồn dữ liệu thuộc Hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý Quốc gia.
Trên đây là nội dung tư vấn về công tác chuẩn bị khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 46/2017/TT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?