Hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam
Hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Điều 15 Thông tư 135/2015/TT-BTC về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ phải trên cơ sở phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo nguyên tắc thỏa thuận giữa DATC với chủ sở hữu doanh nghiệp, tạo điều kiện thực hiện tái cơ cấu, quản trị, giám sát doanh nghiệp và thoái vốn khi cần thiết.
2. DATC thực hiện giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho khách nợ trong quá trình thực hiện phương án tái cơ cấu và chuyển đổi sở hữu theo nguyên tắc:
a) Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện tái cơ cấu và chuyển đổi sở hữu:
- Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ phải gắn với phương án tái cơ cấu và chuyển đổi sở hữu theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
- Mức giảm trừ nghĩa vụ trả nợ tối đa bằng số âm vốn chủ sở hữu theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt trừ đi phần giảm trừ nghĩa vụ trả nợ của các chủ nợ khác (nếu có) và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ nghĩa vụ trả nợ.
- Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành Công ty cổ phần, nếu doanh nghiệp tái cơ cấu có phát sinh lỗ, đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp tái cơ cấu làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục, bồi thường theo quy định, số lỗ còn lại được DATC và các chủ nợ tham gia tái cơ cấu xem xét, thực hiện tiếp việc giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ nếu còn nguồn chênh lệch để xử lý theo quy định.
b) Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho các doanh nghiệp khác ngoài đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải gắn với phương án chuyển nợ thành vốn góp được cấp có thẩm quyền của DATC phê duyệt. Mức giảm trừ tối đa không quá số âm vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp khách nợ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và không vượt quá số chênh lệch giữa giá trị sổ sách khoản nợ mua và giá vốn mua nợ tính đến thời điểm quyết định giảm trừ trách nhiệm trả nợ.
c) Việc giảm trừ nghĩa vụ trả nợ cho các khách nợ không làm thay đổi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã gây ra tổn thất tài chính trước đây.
d) Riêng đối với doanh nghiệp khách nợ do DATC tái cơ cấu và sở hữu trên 50% vốn điều lệ, nếu doanh nghiệp khách nợ đã thực hiện thanh toán cho DATC đủ bù đắp hết giá vốn mua khoản nợ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày cam kết, DATC xem xét tiếp tục giảm trừ nghĩa vụ trả nợ để bù đắp lỗ lũy kế nếu còn nguồn chênh lệch để xử lý.
đ) Có kế hoạch thoái vốn để thu hồi vốn đầu tư sau khi chuyển nợ thành vốn góp trong thời hạn tối đa không quá 05 năm kể từ ngày DATC chính thức trở thành cổ đông tại doanh nghiệp tái cơ cấu.
3. Kết thúc quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ, DATC có trách nhiệm yêu cầu doanh nghiệp khách nợ xác nhận số nợ chuyển tiếp và tổ chức đôn đốc thu hồi nợ theo đúng phương án đã được các bên cam kết.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động xử lý nợ gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 135/2015/TT-BTC.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?