Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương

Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương bao gồm những khoản chi nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quốc Thiên hiện đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi đang tìm hiểu về việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước vào hoạt động đối ngoại để phục vụ cho nhu cầu công việc. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương bao gồm những khoản nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập. 

Ngày 19/10/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 117/2017/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động đối ngoại. Theo đó, Nghị định quy định về nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại; lập dự toán, chấp hành, quyết toán và công khai ngân sách đối với một số hoạt động đối ngoại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. 

Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2017/NĐ-CP (có hiệu lực 10/12/2017), cụ thể: 

Chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương bao gồm:

a) Chi các hoạt động hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội; phục vụ công tác ngoại giao văn hóa thuộc nhiệm vụ của địa phương.

b) Chi công tác đàm phán, tham gia, ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế thuộc thẩm quyền của địa phương theo quy định pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

c) Chi các hoạt động đối ngoại liên quan đến công tác quản lý biên giới lãnh thổ quốc gia thuộc nhiệm vụ của địa phương.

d) Chi hoạt động đối ngoại nhân dân của các đoàn thể tại địa phương được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hoặc hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

đ) Chi phục vụ công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; chi bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế thuộc chức năng, nhiệm vụ của địa phương.

e) Chi phục vụ công tác quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở địa phương.

g) Chi phục vụ công tác ngoại giao kinh tế; công tác quản lý, vận động và tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại địa phương.

h) Chi các hoạt động thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài tại địa phương.

i) Chi các hoạt động phục vụ công tác kiến nghị tặng, xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, cấp tỉnh cho những tập thể, cá nhân người nước ngoài đã và đang làm việc tại địa phương có thành tích xuất sắc được địa phương công nhận; các hoạt động phục vụ việc tiếp nhận các hình thức khen thưởng của tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tặng.

k) Chi khen thưởng đối với tổ chức, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại nhân dân của các đoàn thể ở địa phương được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hoặc hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao.

l) Chi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đối ngoại ở địa phương.

m) Chi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có phục vụ công tác đối ngoại.

n) Chi đảm bảo hoạt động bộ máy phục vụ công tác đối ngoại của địa phương.

o) Chi thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn về chi thường xuyên đối với hoạt động đối ngoại của ngân sách địa phương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 117/2017/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chào thân ái và chúc sức khỏe! 

Ngân sách địa phương
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách địa phương
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ đặc thù chi hoạt động thường xuyên ngành Kiểm sát, ngành Tòa án, ngành Thi hành án dân sự và Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân sách địa phương là gì? Mức dư nợ cho vay của ngân sách địa phương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân sách xã trong năm phát sinh tổng số dự toán chi vượt tổng nguồn thu thì có được tạm ứng ngân sách năm sau không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Trong thời kỳ ổn định ngân sách có thể thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách địa phương
Thư Viện Pháp Luật
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách địa phương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân sách địa phương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào