Học sinh trường giáo dưỡng phải chấp hành những quy định nào về lễ tiết, tác phong?

Nội dung chấp hành quy định về lễ tiết, tác phong của học sinh trường giáo dưỡng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi là công chức nhà nước hiện đang sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, học sinh trường giáo dưỡng phải chấp hành những quy định nào về lễ tiết, tác phong? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Thúy Hà (ha***@gmail.com)

Ngày 14/5/2015, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 20/2015/TT-BCA về Nội quy trường giáo dưỡng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý trường giáo dưỡng; trường giáo dưỡng; học sinh đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng theo quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án nhân dân và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.

Theo đó, nội dung chấp hành quy định về lễ tiết, tác phong của học sinh trường giáo dưỡng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BCA. Cụ thể như sau:

1. Dùng tiếng Việt trong giao tiếp (trừ trường hợp chưa biết tiếng Việt); gọi là “thầy” hoặc “cô” xưng “em” đối với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng; gọi là “cụ” hoặc “ông”, “bà”, “bác”, “cô”, “chú” xưng “cháu”, “anh” hoặc “chị” xưng “em” đối với khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng hoặc đối với người khác; gọi là “mình”, “bạn”, “em”, “anh” hoặc “chị” đối với học sinh khác.

Bỏ mũ hoặc nón, đứng nghiêm, cách xa từ 02 mét đến 03 mét và nói em chào “thầy” hoặc “cô”; cháu chào “cụ” hoặc “ông”, “bà”, “bác”, “cô”, “chú”; em chào “anh” hoặc “chị” khi gặp cán bộ, giáo viên hoặc khách đến thăm, làm việc tại trường giáo dưỡng. Lời chào phải thể hiện thái độ thân thiện, phải vâng, dạ, thưa hoặc nói lời cám ơn, xin lỗi đúng lúc. Khi nghe gọi tên mình, học sinh phải trả lời “có”.

2. Bỏ mũ hoặc nón và cầm ở tay phải, báo cáo rõ họ tên, tổ, đội khi ra, vào cổng trường giáo dưỡng. Nếu đi theo tổ, đội thì đi thành hàng đôi, bỏ mũ hoặc nón, cầm ở tay phải đối với hàng đi bên phải, cầm ở tay trái đối với hàng đi bên trái, Tổ trưởng hoặc Đội trưởng tổ, đội học sinh phải báo cáo rõ tên tổ, đội, số người trong tổ, đội của mình.

3. Phát hiện, báo cáo kịp thời, trung thực, đúng sự thật với cán bộ, giáo viên trường giáo dưỡng về những hành vi vi phạm pháp luật, Nội quy trường giáo dưỡng của học sinh khác.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nội dung chấp hành quy định về lễ tiết, tác phong của học sinh trường giáo dưỡng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2015/TT-BCA .

Trân trọng!

Học sinh
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Lớp 5 học một học kỳ thì có lên lớp 6 được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về dạy thêm học thêm cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được miễn học phần thực hành môn Thể dục được đánh giá như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh được miễn phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm học thì họp phụ huynh bao nhiêu lần? Cha mẹ học sinh lớp có quyền yêu cầu tổ chức họp phụ huynh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh người dân tộc thiểu số được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết lập hạ 2024 bắt đầu từ ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa học sinh được nghỉ hè năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 20 giờ một tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất xe đưa đón học sinh phải có còi báo động? Biểu mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe đưa đón học sinh năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh xin nghỉ học bao nhiêu buổi thì ở lại lớp? Kết quả rèn luyện năm học loại gì thì phải rèn luyện trong kì nghỉ hè?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Thư Viện Pháp Luật
145 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào