Việc quản lý, sử dụng con dấu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện ra sao?

Việc quản lý, sử dụng con dấu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Em là sinh viên khoa Luật Thương mại trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, việc quản lý, sử dụng con dấu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước được thực hiện ra sao? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Kim Thanh (thanh***@gmail.com)

Ngày 09/7/2015, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2015/TT-TTCP quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân công tác trong ngành Thanh tra;

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến các nội dung thuộc bí mật nhà nước trong ngành Thanh tra.

Theo đó, việc quản lý, sử dụng con dấu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-TTCP. Cụ thể như sau:

1. Công chức được phân công nhiệm vụ xử lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đóng các loại con dấu theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người có thẩm quyền.

2. Mức độ mật và mẫu con dấu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Dấu mức độ mật đóng phía dưới số ký hiệu của tài liệu, dấu thu hồi tài liệu đóng ở phía trên cùng bên phải tài liệu mật, bao gồm Phụ lục tài liệu mật và Tờ trình (nếu có); dấu thu hồi tài liệu mang bí mật nhà nước được đóng ở phía trên cùng bên phải tài liệu theo đúng quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ.

4. Dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì” sử dụng trong trường hợp chuyển tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” mà chỉ người nhận có tên ghi trên bì mới được bóc bì để bảo đảm bí mật của tài liệu. Bộ phận chuyển tài liệu phải chuyển tận tay người có tên trên bì trước khi bì được bóc.

5. Mực dùng để đóng các loại dấu quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này là mực dấu màu đỏ tươi.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc quản lý, sử dụng con dấu trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2015/TT-TTCP. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào