Vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh ở nơi có thảm hoạ
Vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh ở nơi có thảm hoạ được quy định tại Điều 20 Nghị định 71/2002/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm hoạ lớn, dịch bệnh nguy hiểm như sau:
Tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp có thể áp dụng các biện pháp sau đây để vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh:
- Tổ chức xử lý y tế và chôn cất người chết, xác động vật;
- Xác định các nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn và có biện pháp xử lý vệ sinh kịp thời;
- Cung cấp kịp thời các loại hoá chất, thuốc men cần thiết để đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh;
- Các biện pháp vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về việc vệ sinh môi trường sống, phòng, chống dịch bệnh ở nơi có thảm hoạ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 71/2002/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?